Skip to main content

Lớp học lập trình hệ thống Linux (Basic Level)

Tin học Nhã Uyên tuyển sinh khóa học Lập trình hệ thống Linux - Mức cơ bản (Basic Level) 

Thông tin lớp học
Hình thức học : Online qua phần mềm Zoom
Ngày khai giảng lớp : Dự kiến 30/12/2018
Thời gian học: 20h30-22h30 Thứ 3/5/7 Phù hợp với người đi học và đi làm 
Học phí : 1 triệu 700 ngàn
Thời lượng : 25 giờ
Giảng viên : Trần Đức Thiện (Senior Lecture của Tin học Nhã Uyên - Có 7 năm kinh nghiệm lập trình Embedded/Networking/System Linux cho nhiều hệ thống lớn/phức tạp)

Ưu đãi:
5 học viên đăng ký sớm nhất sẽ được giảm 10% học phí
Được cấp chứng chỉ nếu vượt qua bài test của trung tâm
Giảm 10% học phí cho lớp Lập trình hệ thống mức trung cấp
Tư vấn giới thiệu nghề nghiệp sau khóa học

Đăng ký
Đăng ký tại http://bit.ly/2qfJP55
Nội dung khóa học : http://bit.ly/2EPGqEh
Hình thức học qua Zoom








Comments

Popular posts from this blog

Hiểu về tổ chức bộ nhớ của Linux thông qua ví dụ về Memory Mapping

Cơ sở lý thuyết về bộ nhớ ảo, bộ nhớ logic và bộ nhớ vật lý Hoạt động ánh xạ địa chỉ ảo tới địa chỉ vật lý Linux cung cấp cho các tiến trình hệ thống quản lý bộ nhớ ảo, nơi mỗi địa chỉ nhớ ảo có khả năng được ánh xạ tới một địa chỉ vật lý. Với độ dài 32 bit, toàn bộ không gian địa chỉ mỗi tiến trình có khả năng truy nhập là 2^32 ~ 4 Gigabit. Linux chia không gian địa chỉ này thành các trang nhớ (page) có độ dài bằng nhau (4096 bytes), mỗi khi tiến trình yêu cầu một vùng nhớ, cả trang nhớ tương ứng (chứa vùng nhớ) sẽ được cấp cho tiến trình. Bộ nhớ vật lý hệ thống chính là lượng RAM có trong hệ thống, Linux cũng chia bộ nhớ vật lý này thành các trang bằng nhau, gọi là các page frame, mỗi page frame được đánh số thứ tự gọi là các page frame number. Các địa chỉ ảo có thể sẽ được ánh xạ thành địa chỉ vật lý dựa vào các phần cứng gọi là các MMU (Memory Management Unit) theo một phương pháp gọi là lazy allocation . Theo phương pháp này, mỗi khi một vùng nhớ ảo được cấp phát cho tiến ...

Về một phương pháp quản lý bộ nhớ động trong Linux

Các kiến thức cơ bản về hệ thống Thư viện glibc trong Linux cung cấp cho chúng ta bốn hàm cơ bản để quản lý bộ nhớ động, ba trong số đó là các hàm cấp phát bộ nhớ, hàm còn lại là giải phóng bộ nhớ Hàm void *malloc(size_t size) nhận đầu vào số byte cần cấp phát và trả lại vùng nhớ được cấp phát. Nếu không tìm thấy vùng nhớ thỏa mãn độ dài cần cấp phát malloc sẽ trả về NULL Hàm void *calloc(size_t nmemb, size_t size ) sẽ cấp phát bộ nhớ cho một mảng nmemb*size và trả về con trỏ tới vùng nhớ được cấp phát, nhớ rằng mặc dù cấp phát bộ nhớ cho một mảng các phần tử nhưng nó vẫn là một vùng nhớ liên tục trong heap, vùng nhớ này được ghi giá trị 0 trên toàn vùng trước khi trả về Hàm void *realloc(void *ptr, size_t size) sẽ thay đổi số byte được cấp phát ở ptr và trả lại một vùng nhớ được cấp phát có độ dài size và có nội dung như là vùng nhớ ở ptr. Vùng nhớ được trả lại bởi realloc có thể chính là ptr trong trường hợp các vùng xung quanh ptr có thể đủ khả năng cung cấp một vùng dài h...

Về phương pháp notificall chain và các ứng dụng

Lời mở đầu Nhân hệ điều hành Linux được cấu thành từ rất nhiều các sub-system, mỗi sub-system này thực hiện các chức năng riêng biệt nhau, tuy nhiên một số nhóm sub-system có thể mong muốn nhận tập các sự kiện giống nhau. Nhân Linux thiết kế một phương pháp truyền thông để có thể chia sẻ một sự kiện tới nhiều các sub-system vừa tạo ra sự linh hoạt trong code vừa có khả năng mở rộng dễ dàng trong tương lai. Phương pháp đó gọi là notifier-call chain. Việc hiểu rõ hoạt động của phương pháp này là một nhu cầu giúp cho các kỹ sư thiết kế kiến trúc phần mềm có thể có một chất liệu phục vụ cho việc xây dựng hệ thống phần mềm của chính mình. Tổng quan về notifier-call chain Notifier-call chain là một danh sách liên kết đơn của các hàm sẽ được thực hiện tuần tự khi một sự kiện nhất định xảy ra. Mỗi hàm có chức năng giúp cho một sub-system nhất định biết về sự kiện và có hành động tương ứng đối với sự kiện đó. Như vậy notifi-call chain bao gồm hai thành phần, bên chủ động thông báo sự ...